Con cần phải thở…
Lướt qua nhiều trang mạng xã hội có thể dễ dàng bắt gặp những dòng chia sẻ của học trò. Có bạn thốt lên rằng: “Ngôi sao của con chỉ sáng đến đó, xin bố mẹ đừng ảo tưởng về con” hay: “Mình đã bỏ học 5 ngày rồi, để cho bố mẹ biết là mình cần phải thở chứ không phải lúc nào cũng học, học, học”. Thậm chí có em còn than thở: “Sắp đến kỳ thi học sinh giỏi rồi, mình sẽ chết mất nếu không đạt thành tích gì”…
Yêu con, chiều con, dành mọi tâm sức cho con, nhiều bậc phụ huynh đã kỳ vọng thái quá vào con. Dường như đứa trẻ là một thứ “trang sức” của cha mẹ để họ mở mày mở mặt khi “khoe” với bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Để thứ “trang sức” ấy luôn sáng bóng, khiến những người xung quanh phải trầm trồ khen ngợi, họ luôn thúc ép con phải học thật giỏi, nổi bật hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Những người này luôn bắt con học ngày, học đêm và hầu như chẳng bao giờ thỏa mãn với thành tích của trẻ.Vì đâu nên nỗi?
Những áp lực này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do cha mẹ quá lo lắng cho tương lai của con trong một xã hội mang tính cạnh tranh cao; do cha mẹ muốn con hoàn thành những ước mơ còn dang dở của mình trước đây; do cha mẹ ảo tưởng về khả năng của con cái; do thái độ cầu toàn của cha mẹ hoặc do cha mẹ “sĩ diện” trước mọi người... Tất cả những điều này có thể đều xuất phát từ tình yêu thương và đều hướng đến mục tiêu là một tương lai tốt đẹp cho con. Tuy nhiên, nó lại biến thành áp lực phần lớn là do những điều kỳ vọng này không phù hợp hoặc thậm chí mâu thuẫn với những khả năng, nguyện vọng, sở thích của con. Trong khi đó, gần như không có sự chia sẻ, trao đổi, bàn bạc giữa cha mẹ và con cái.
Cho con những niềm vui
Không phải đứa trẻ nào cũng có thể đạt thành tích cao trong học tập, thi đỗ giải này, lọt vào trường kia… Phần lớn các em đến trường để tiếp thu kiến thức sách vở cùng với phát triển năng khiếu, sở trường và học kỹ năng sống để có thể ứng phó, thích nghi với những môi trường mới và với cuộc sống sau này.
Các bậc cha mẹ không nên nghĩ rằng, càng kỳ vọng vào con sẽ khiến cho chúng phải cố gắng hơn, phải nỗ lực hơn. Bởi vì sức người có hạn và khả năng của mỗi người không phải lúc nào cũng có thể đạt được đỉnh cao như thế. Cha mẹ cũng đừng bao giờ sỉ vả hay đối xử phân biệt với con cái. Làm như vậy sẽ tổn thương lòng tự trọng và cái tôi của các em. Nó không có tác dụng khiến con cố gắng hơn, mà nó chỉ làm cho trẻ nhụt chí, tự ti, mặc cảm hơn mà thôi.
Thực tế, nhiều bậc cha mẹ quá kỳ vọng vào con và muốn xây tường thành để bảo vệ con. Điều này rất khó, thay vào đó, hãy để con thoát khỏi bức tường, trở thành người lớn, cho con niềm vui đúng với lứa tuổi và sự phát triển của mình. Cha mẹ chỉ đứng cạnh, nâng đỡ khi cần thiết
Vậy làm sao để HIỂU con để nuôi dạy con nên người ?
Sinhh trắc học dấu vân tay là phương pháp phân tích mối liên hệ giữa dấu vân tay và não bộ từ đó phát hiện những PHÁT HIỆN NHỮNG KHẢ NĂNG, TỐ CHẤT HAY TÍNH CÁCH BẨM SINH. Bài báo cáo phân tích về Sinh trắc học dấu vân tay là bức tranh từ chi tiết đến toàn diện về các chỉ số IQ, EQ, AQ, CQ..., 8 loại hình thông minh của con người...
Còn chần chờ gì nữa ! Ấn ''https://goo.gl/forms/yA6CxqYTCbRGn5Xx2'' chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn
-----
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO DỤC TƯƠNG LAI TRẺ - GENIUS PRINT
Trụ sở chính: 128 Calmette, P.Nguyễn Thái Bình, Q1, TPHCM
Tel: 028.6263.8777
Hotline: 0909.009.306
Website: www.geniusprint.vn ; www.tuonglaitre.vn